PDA

View Full Version : Định nghĩa về Trị liệu tâm lý?


neungaymaiemdi
28-08-2015, 04:34 PM
TRỊ LIỆU TÂM LÝ LÀ GÌ ?

http://trilieutamly.vn/wp-content/uploads/2014/01/1376990779_2013-08-20_162358.jpg

Tự Điển Bách Khoa Y Học Anh-Việt có định nghĩa về tâm lý trị liệu (còn gọi là tâm lý liệu pháp) như sau: “Điều trị các vấn đề tâm lý, cảm xúc bằng các phương pháp tâm lý. Trong tâm lý liệu pháp, khách hàng trò chuyện với nhà trị liệu về các triệu chứng và các vấn đề mà họ mắc phải và thiết lập mối quan hệ giữa khách hàng và nhà trị liệu. Mục đích của quá trình này là giúp khách hàng tìm hiểu chính họ, tạo nên một cái nhìn mới về các mối quan hệ trong quá khứ và hiện tại, thay đổi những hành vi đã định hình của khách hàng”.

Nhìn chung, trị liệu tâm lý có ảnh hưởng đến tâm lý, trong đó có mối quan hệ với bản thân, đến người khác, với môi trường xung quanh và với cuộc sống nói chung. Trị liệu tâm lý có thể ở các dạng liệu pháp tâm lý cá nhân và liệu pháp nhóm. Người ta đã phân biệt một cách có điều kiện các trị liệu tâm lý sau:

Trị liệu tâm lý định hướng chủ yếu là nhằm giảm bớt hoặc xóa bỏ những triệu chứng hiện có và liệu pháp tâm lý định hướng nhân cách có nhiệm vụ giúp đỡ khách hàng thay đổi những mối quan hệ của họ đối với môi trường xã hội và nhân cách của mình.

Các phương pháp trị liệu tâm lý lâm sàng – thôi miên, luyện tập thư giãn, ám thị và tự ám thị, liệu pháp duy lý.

Trị liệu tâm lý định hướng nhân cách (trị liệu tâm lý cá nhân và trị liệu tâm lý nhóm) được sử dụng rộng rãi những dị bản khác nhau để phân tích những trải nghiệm xung đột ở khách hàng. Trong trị liệu tâm lý cá nhân, hiệu quả chữa trị phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng mối quan hệ tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau giữa nhà trị liệu và khách hàng cũng như khả năng làm việc của nhà trị liệu, trong đó khả năng thấu cảm là nhân tố quyết định tính hiệu quả của những tác động trị liệu. Trị liệu tâm lý nhóm là việc sử dụng những quy luật tâm lý của quan hệ liên nhân cách trong nhóm nhằm đạt được những tiến triển tâm lý và thể chất tích cực cho mỗi thành viên trong nhóm. Với tư cách là những phương pháp tác động trị liệu tích cực, các liệu pháp lao động, liệu pháp tâm lí nhóm, liệu pháp gia đình đã được sử dụng rộng rãi để tạo điều kiện nâng cao uy tín của khách hàng trong các mối quan hệ liên nhân cách và hoàn thiện khả năng tự nhận thức và tự điều chỉnh của họ.



Bài viết hay:
- lừa dối trong tình yêu (http://tuvanlinhtam.com/tu-van-tam-ly/phu-nu-lua-doi-trong-tinh-yeu-nhieu-hon-dan-ong.html)
- Ly hôn (http://tuvanlinhtam.com/tu-van-tam-ly/ly-hon-khong-hoan-toan-la-ngo-cut.html)


Theo Alexander thì bất kỳ ai đang cố gắng cảm thông với một người bạn đang đau khổ hoặc cố trấn an một đứa trẻ đang hoảng sợ, thì cũng có thể xem người ấy đang thực hành tâm lý trị liệu. Người đó đang cố gắng vận dụng các phương thức tương tác về mặt tâm lý để bảo tồn trạng thái thăng bằng về mặt cảm xúc ở một người khác. Những cách thức thông thường này chủ yếu được dựa trên những sự hiểu biết có tính trực giác hơn là sự hiểu biết có tính khoa học. Khi bạn đang nói chuyện với ai đó đang có tâm trạng phiền muộn, bạn cũng có thể tự nhiên hiểu được tác dụng tốt của việc giúp cho người ấy giải tỏa cảm xúc. Với một người đang trong trạng thái hoảng sợ, quẫn trí, bạn cũng có thể (bằng sự hiểu biết có tính trực giác) mang đến cho người ấy sự hỗ trợ về mặt cảm xúc bằng những lời khuyên và một thái độ vững chãi để người ấy có thể tin tưởng nương tựa vào bạn. Bạn vốn cũng có thể đã biết rằng khi một người đang bị chìm ngập trong một tình huống có tính nguy hiểm, đáng sợ thì người ấy không thể sử dụng được lý trí của mình một cách hiệu quả, và bạn cần giúp anh ta ổn định bằng cách nâng đỡ về mặt tâm lý. Trong lúc nói chuyện với người ấy về hoàn cảnh khách quan mà anh ta đang đương đầu, bạn có thể cho anh ta ‘mượn’ công cụ lý trí của chính bạn để sử dụng. Khi làm tất cả những việc này, chúng ta đã thực hành một sự phối hợp giữa hai công việc có tính chất chữa trị, một là nâng đỡ (supportive), hai là thấu hiểu (insight). Và Alexander đã định nghĩa tâm lý trị liệu “… không gì khác hơn ngoài việc áp dụng một cách có hệ thống, một cách có ý thức những phương pháp mà chúng ta áp dụng để ảnh hưởng lên những người sống xung quanh chúng ta trong cuộc sống thường ngày. Sự khác biệt quan trọng nhất là ở chỗ: nó không đơn thuần dựa trên những sự hiểu biết có tính trực giác mà thay vào đó là phải có sự thiết lập tốt các nguyên lý chung về tâm lý động học (psychodynamics)”.

Theo James Bugental, Ph.D: Tâm lý trị liệu không làm việc trên những điều bạn suy nghĩ. Đó không hẳn là việc chữa lành một căn bệnh. Đó không phải là sự hướng dẫn của một nhà thông thái. Đó không phải là sự chia sẻ giữa hai người bạn thân. Đó cũng không phải là một quá trình học hỏi những kiến thức. Tâm lý trị liệu không liên quan đến những điều bạn suy nghĩ. Đó là sự làm việc trên cách thức mà bạn suy nghĩ. Nó làm cho bạn chú ý đến cách thức mà bạn suy nghĩ. Nó phân biệt rõ giữa những điều bạn đang suy nghĩ đến và cách thức mà bạn thực hiện sự suy nghĩ ấy. Tâm lý trị liệu ít quan tâm đến việc tìm kiếm những nguyên nhân để giải thích những gì bạn đang làm, nó quan tâm đến việc khám phá ý nghĩa từ những việc mà bạn đang làm. Tâm lý trị liệu không làm việc trên những điều bạn nghĩ. Nó liên quan đến cách thức mà bạn sống với những tình cảm của mình. Nó liên quan đến những quan điểm bạn áp dụng vào trong những mối quan hệ của bạn với những người xung quanh. Nó liên quan đến những điều bạn muốn đạt đến trong đời và cách thức mà bạn cố gắng để đạt đến những mục đích ấy. Nó liên quan đến các nguồn lực giúp đỡ để bạn có thể tìm thấy những tiềm năng thay đổi trong con người bạn.

Ngoài ra, có một khái niệm khác cho rằng Tâm lý trị liệu là các phương pháp, các kỹ thuật mà nhà trị liệu sử dụng để tác động tới tâm lý khách hàng một cách tích cực, có hệ thống nhằm mục đích phòng và chữa bệnh.Tâm lý trị liệu là phương pháp chữa trị các vấn đề tâm lý chủ yếu bằng phương pháp sử dụng lời nóicùng với các quy trình giữa nhà trị liệu và khách hàng để giao tiếp được với tầng vô thức (tiềm thức) của khách hàngnhằm sửa lại “kịch bản quá khứ”, sửa lại những thứ mà khách hàng đã giao tiếp không đúng trong quá khứ những thứ đã tạo nên họ của hiện tại.

Có hai điểm khác biệt đặc trưng tạo nên sự khác biệt quan trọng giữa sự giúp đỡ không chính thức với tâm lý trị liệu:

Tiến trình trị liệu tâm lý được thực hành bởi nhà trị liệu, là những nhà chuyên môn đặc biệt được đào tạo một cách khoa học, đáp ứng trình độ chuyên môn và có đầy đủ phẩm chất của một nhà trị liệu. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, những nhà trị liệu phải được đào tạo có giấy chứng nhận và giấy phép hành nghề, có thể xuất thân từ những chuyên ngành khác nhau như: nhà tâm lý, bác sĩ tâm thần, nhà phân tâm,…các chuyên viên làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần. Họ được cộng đồng, xã hội chấp nhận để hướng dẫn những hoạt động nhằm tác động đến tâm lý tới khách hàng – những tâm hồn dậy sóng, có những biểu hiện bất ổn về tâm lý.

Nhà trị liệu hoạt động được dẫn dắt một cách có hệ thống dựa trên những luận thuyết rõ ràng. Những luận thuyết này giải thích các nguồn gốc nổi đau buồn, bất lực của thân chủ đồng thời ấn định các phương pháp, các quy trình làm giảm bớt các biểu hiện tiêu cực đó.

“Triệu chứng” không quan trọng bằng vai trò và ý nghĩa của triệu chứng. Đây là một trong những quan niệm trọng điểm mà hiện nay được các Nhà trị liệu công nhận. Tâm lý trị liệu, nói chung, nhắm đến việc làm tăng trưởng nhân cách một con người theo chiều hướng trưởng thành hơn, chín chắn hơn, và giúp người đó “tự hiện thực hóa bản thân mình”. Có thể tóm tắt một số mục tiêu chính của tâm lý trị liệu như sau:

Gia tăng khả năng thấu hiểu bản thân của khách hàng. Tìm kiếm giải pháp cho các xung đột. Gia tăng sự tự chấp nhận bản thân của khách hàng. Giúp thân chủ có những kỹ năng ứng phó hữu hiệu với những khó khăn. Giúp khách hàng củng cố một cái Tôi vững mạnh, toàn vẹn và an toàn.
Như vậy có thể hiểu rằng tâm lý trị liệu là bao gồm các phương pháp, các kỹ thuật tác động tích cực về mặt tâm lý được các nhà trị liệu áp dụng một cách có khoa học với mục đích giúp đỡ khách hàng giải quyết các vấn đề tâm lý.
Tham khảo thêm:
http://tuvantamlysinhly.wordpress.com/