tanthanhfurniture
17-07-2012, 11:37 AM
<div style="text-align: center;"><img src="http://i572.photobucket.com/albums/ss166/comin/charlie-chaplin.jpg" border="0" alt=""><br>
</div> <br>
<br>
Sir Charles Spencer Chaplin, Jr. (Hiệp sĩ của Vương Quốc Anh) (sinh ngày 16 tháng 4 năm 1889, mất ngày 25 tháng 12 năm 1977), thường được biết đến với tên Charlie Chaplin (hay Vua hề Sác lô ở Việt Nam) là một diễn viên, đạo diễn phim hài người Anh. Chaplin là một trong những diễn viên, đạo diễn nổi tiếng nhất trong thời kỳ đầu của Hollywood và điện ảnh Mỹ. Ông được coi là một trong những nghệ sĩ kịch câm và diễn viên hài xuất sắc nhất mọi thời đại của thể loại phim này và là một trong những diễn viên được biết đến nhiều nhất trên thế giới. Charlie Chaplin còn là một trong những nhân vật sáng tạo và có ảnh hưởng nhất của kỷ nguyên phim câm khi ông tự đóng, đạo diễn, viết kịch bản, sản xuất và soạn nhạc cho phim của mình.<br>
<br>
Vai diễn chính và được biết đến nhiều nhất của ông là nhân vật kẻ lang thang (The Tramp) (hay còn có tên Charlot - Anh hề ở Pháp, Ý, và nhiều nước khác trong đó có Việt Nam - Sác lô là phiên âm tiếng Pháp của từ Charlot). "The Tramp" là một anh thanh niên sống lang thang nhưng có tư cách và luôn cư xử như một quý ông, trang phục của anh ta luôn là chiếc áo khoác chật, chiếc quần và đôi giày quá khổ, một chiếc mũ quả dưa, cây gậy chống bằng tre và một bộ ria mép chải chuốt.<br>
<br>
<b>Tiểu sử </b><br>
<br>
<span style="font-family: Verdana"> - Charlie Chaplin sinh ngày 16 tháng 4 năm 1889 tại Walworth, Luân Đôn. Bố mẹ ông đều là diễn viên và họ ly dị khi Charline mới được 3 tuổi. Cuộc điều tra dân số năm 1891 cho thấy mẹ ông, nữ diễn viên Lily Harvey (Hannah Harriet Hill) sống cùng Charlie và anh của cậu là </span><span style="font-family: Verdana">Sydney</span><span style="font-family: ""><span style="font-family: Verdana"> ở phố Barlow, Walworth. Cha của Charlie, ông Charles Chaplin Senior là người có nguồn gốc La Mã nghiện rượu và ít quan tâm tới con cái. Hai anh em Charlie phải đến sống cùng ông và tình nhân sau khi bà Hannah phải vào nhà thương điên để chữa bệnh thần kinh. Khi Chaplin lên 12 thì bố cậu qua đời (năm 1901).<br>
<br>
</span> </span><div style="text-align: center;"><span style="font-family: ""><img src="http://i572.photobucket.com/albums/ss166/comin/Charlie_Chaplin.jpg" border="0" alt=""><br>
<br>
</span></div> - Sau khi bà Hannah Chaplin phải vào nhà thương điên Cane Hill Asylum, Chaplin được gửi vào trại tế bần ở Lambeth, Luân Đôn. Những năm tháng nghèo khổ này ảnh hưởng rất lớn tới những nhân vật của Chaplin sau này. Mẹ của ông mất năm 1928 tại Hollywood, vài năm sau khi được con trai mời sang Mỹ.<br>
- Chaplin đến Mỹ lần đầu tiên năm 1910 với Fred Karno. Năm 1912, ông trở về Anh 5 tháng rồi quay lại Mỹ lần thứ hai và hợp tác cùng Stan Laurel<br>
- Năm 1953, ông bị trục xuất vĩnh viễn khỏi Mỹ do bị tình nghi là ủng hộ cộng sản. Ông tiếp tục sống và làm phim ở Anh và Thụy Sỹ.<br>
<br>
<b>Sự nghiệp</b><br>
<br>
Chaplin đến Mỹ lần đầu tiên năm 1910 cùng với gánh hát của Fred Karno, 5 tháng sau gánh hát quay trở lại Anh. Trong lần thứ hai đến Mỹ biểu diễn năm 1912, Chaplin đã ở cùng phòng với diễn viên hài Arthur Stanley Jefferson người sau này nổi tiếng với nghệ danh Stan Laurel. Sau lần lưu diễn này, Chaplin ở lại Mỹ, diễn xuất của ông đã lọt vào mắt nhà sản xuất phim Mack Sennett của hãng Keystone Film Company và Chaplin có vai diễn đầu tiên trong bộ phim hài Making a Living ra rạp ngày 2 tháng 2 năm 1914.<br>
<br>
<b><span style="font-family: ""><font size="4"><font size="3">Nghệ sĩ tiên phong</font><br>
<br>
</font> </span></b><div style="text-align: center;"><b><span style="font-family: ""><img src="http://i572.photobucket.com/albums/ss166/comin/Charlie_Chaplin-1.jpg" border="0" alt=""></span></b><br>
</div> <div style="text-align: center;"><font size="1"><i>Charlie Chaplin - 1920<br>
<br>
</i></font></div> Tại hãng Keystone, Chaplin bắt đầu hoàn thiện nhân vật Sác lô của ông và cũng học rất nhanh nghệ thuật và những kỹ xảo trong việc làm phim. Anh hề Sác lô lần đầu được giới thiệu với công chúng trong bộ phim thứ hai của Chaplin, Kid Auto Races at Venice (phát hành ngày 7 tháng 2 năm 1914). Chaplin đã viết lại cảm nghĩ về những thời khắc đó trong cuốn tự truyện của ông:<br>
<br>
<i>Trích:</i><br>
<span style="font-family: Arial"><font size="2"><i>Tôi không hề có ý tưởng sẽ phải hóa trang cho nhân vật này thế nào. Tôi không thích tạo hình nhà báo như trong Making a Living. Trên đường đến phòng hóa trang, tôi chợt nghĩ mình có thể mặc một chiếc quần rộng thùng thình, mang một cây gậy và một chiếc mũ quả dưa. Tôi muốn mọi thứ phải thật mâu thuẫn, chiếc quần thùng thình đi với chiếc áo khoác chật, chiếc mũ nhỏ đi với đôi giày quá khổ. Nhớ rằng Sennet muốn tôi trông già dặn hơn, tôi đã thêm một bộ ria nhỏ. Tôi cũng không có ý tưởng gì về tính cách nhân vật của mình, nhưng vào thời điểm tôi hóa trang, trang phục và hóa trang đã làm tôi cảm thấy anh ta phải là người thế nào. Tôi bắt đầu biết mình sẽ phải diễn thế nào, và khi tôi bước ra trường quay, anh ta đã thực sự ra đời.</i></font></span><br>
<br>
<span style="font-family: Verdana">Vào cuối hợp đồng với hãng Keystone, Chaplin bắt đầu đạo diễn và biên tập cho những bộ phim ngắn của mình. Những tác phẩm này ngay lập tức đã thành công và ăn khách, cho đến tận ngày nay, ta vẫn có thể xem diễn xuất của Chaplin trong những bộ phim đó. Năm 1915, Chaplin chuyển sang hãng phim Essanay Studios và phát triển hơn kỹ năng diễn xuất của ông. Năm 1916, Chaplin ký một hợp đồng khá hời với hãng Mutual Film Corporation để sản xuất khoảng một tá phim hài, trong đó ông được quyền kiểm soát gần như hoàn toàn mặt nghệ thuật của phim. 12 bộ phim đã ra đời chỉ trong 18 tháng đã trở thành những bộ phim hài có ảnh hưởng nhất ở </span><span style="font-family: Verdana">Hollywood</span><span style="font-family: ""><span style="font-family: Verdana">. Sau này Chaplin nói rằng giai đoạn ở hãng Mutual là giai đoạn hạnh phúc nhất trong sự nghiệp của ông. 12 bộ phim này sau đó được lồng tiếng vào năm 1933 bởi nhà sản xuất Amadee J. Van Beuren.<br>
<br>
</span> </span><div style="text-align: center;"><span style="font-family: ""><img src="http://i572.photobucket.com/albums/ss166/comin/Charlie_Chaplin-2.gif" border="0" alt=""></span><br>
</div> <div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial"><font size="1"><i>Kid Auto Races in </i><i>Venice</i><i> (1914): Bộ phim khai sinh cho nhân vật hề Sác lô</i></font></span><br>
</div> <br>
<b>Độc lập sáng tạo</b><br>
<br>
Sau khi kết thúc hợp đồng với hãng Mutual năm 1917, Chaplin gia nhập hãng First National để sản xuất 8 bộ phim từ năm 1918 đến năm 1923. Hãng First National chỉ đầu tư và quản lý việc phát hành còn Chaplin được kiểm soát hoàn toàn công đoạn sản xuất phim. Chaplin cho xây dựng trường quay của riêng mình ở Hollywood và sử dụng vị thế độc lập của ông để tạo nên những tác phẩm quan trọng và vẫn còn giá trị giải trí và ảnh hưởng cho đến ngày nay. Mặc dù First National mong muốn Chaplin sẽ cung cấp cho họ những bộ phim hài ngắn như ông đã làm với hãng Mutual, Chaplin lại có tham vọng sản xuất những phim truyện dài và hoàn chỉnh hơn, trong đó phải kể tới Shoulder Arms (1918), The Pilgrim (1923) và phim truyện kinh điển The Kid.<br>
<br>
Năm 1919, Chaplin tham gia sáng lập hãng phân phối phim United Artists (UA) cùng Mary Pickford, Douglas Fairbanks và D. W. Griffith, tất cả họ đều đang tìm cách thoát khỏi mối liên kết ngày càng chặt chẽ giữa những nhà đầu tư và phát hành phim trong việc phát triển hệ thống trường quay ở Hollywood. Bước đi này, cùng với việc được quản lý hoàn toàn việc sản xuất những bộ phim của mình, đã đảm bảo sự độc lập của Chaplin trong việc làm phim. Ông tham gia việc quản lý UA mãi đến đầu thập niên 1950. Tất cả những bộ phim của Chaplin do UA phân phối đều là những phim truyện dài, tác phẩm đầu tiên là A Woman of Paris (1923), tiếp đó là The Gold Rush (Đổ xô đi tìm vàng) (1925) và The Circus (1928).<br>
<br>
<div style="text-align: center;"><img src="http://i572.photobucket.com/albums/ss166/comin/salo4.jpg" border="0" alt=""><br>
<br>
</div> Vào đầu kỷ nguyên của những bộ phim có tiếng, Chaplin đã làm hai bộ phim câm nổi tiếng City Lights (1931) và Modern Times (Thời đại tân kỳ) (1936). City Lights được coi là tác phẩm của Chaplin đạt được sự cân băng hoàn hảo giữa hài kịch và phim tình cảm.<br>
<br>
Sau đó Chaplin mới bắt đầu làm các bộ phim có thoại như The Great Dictator (Tên đại độc tài) (1940), Monsieur Verdoux (1947) và Limelight (1952).<br>
<br>
Mặc dù Modern Times (1936) là một bộ phim không có thoại, khi chiếu rạp nó vẫn được lồng tiếng qua đài phát thanh hoặc thiết bị vô tuyến. Việc này là để giúp những khán giả của thập niên 1930, những người mới vừa từ bỏ thói quen xem phim câm, được chọn lựa việc nghe thoại hoặc không. Modern Times là bộ phim đầu tiên người ta có thể nghe thấy giọng của Chaplin. Tuy nhiên với phần lớn công chúng thì đây vẫn là một bộ phim câm vào cuối kỷ nguyên của thể loại này.<br>
<br>
Tuy rằng những bộ phim có thoại bắt đầu thống trị điện ảnh ngay sau khi nó được giới thiệu năm 1927, Chaplin vẫn chống lại việc làm phim này trong suốt thập niên 1930 vì ông coi điện ảnh là một môn nghệ thuật "câm".<br>
<br>
Không những đạo diễn và chỉ đạo sản xuất, Chaplin rất đa tài khi ông đã từng chỉ đạo những cảnh hành động cho bộ phim sản xuất năm 1952, Limelight, hay hát bài hát chính của phim The Circus (1928). Chaplin còn sáng tác nhạc cho nhiều bộ phim của ông, trong đó có những bài hát nổi tiếng như Smile sáng tác cho phim Modern Times hay bài This Is My Song sáng tác cho bộ phim cuối cùng của Chaplin, A Countess From Hong Kong, bài hát sau đã từng là bài hát được ưa thích nhất bằng nhiều thứ tiếng.<br>
<br>
<b>Tên độc tài</b><br>
<br>
Bộ phim có thoại đầu tiên của Chaplin, The Great Dictator (Tên độc tài) (1940) là sự phản đối công khai của Chaplin với Adolf Hitler và Chủ nghĩa phát xít, nó được quay và phát hành tại Mỹ chỉ một năm trước khi Mỹ tham gia trực tiếp vào Chiến tranh thế giới thứ II. Trong phim Chaplin đóng cùng lúc hai vai, tên độc tài Adenoid Hynkel , nhân vật rõ ràng lấy hình mẫu từ Hitler (kể cả bộ ria mép), và người thợ cạo Do Thái bị bọn Nazi hành hạ. Điều thú vị là Chaplin chỉ sinh trước Hitler có 4 ngày.<br>
<br>
<b>Những tác phẩm cuối</b><br>
<br>
Năm 1952 Chaplin về thăm nước Anh và không bao giờ quay về sống ở Mỹ một lần nữa. Ông sống ở Vevey, Thụy Sỹ và chỉ trở về Mỹ một thời gian ngắn vào tháng 4 năm 1972 để nhận giải Oscar Thành tựu trọn đời.<br>
<br>
Hai tác phẩm cuối cùng của Chaplin được làm tại Luân đôn, bộ phim A King in New York (1957) trong đó ông tham gia diễn xuất, biên kịch và đạo diễn, bộ phim A Countess from Hong Kong (1967), có sự tham gia của Sophia Loren và Marlon Brando, trong đó Chaplin xuất hiện lần cuối cùng trên màn ảnh với một vai nhỏ.<br>
<br>
Trong cuốn tự truyện My Life in Pictures xuất bản năm 1974, Chaplin nói rằng ông đã viết kịch bản phim The Freak để dành riêng cho con gái út của ông, Victoria, trong đó cô sẽ đóng vai một thiên thần. Tuy nhiên bộ phim phải ngừng lại vì Victoria lấy chồng và sau đó tuy vẫn muốn tiếp tục làm phim nhưng sức khỏe suy sút quá nhanh đã khiến Chaplin không bao giờ thực hiện được bộ phim này.<br>
<br>
Vào thập niên 1970, Chaplin viết nhạc và âm thanh cho những bộ phim câm của ông và tái phát hành chúng, trong số này có The Kid và The Circus.<br>
<br>
Tác phẩm hoàn chỉnh cuối cùng của ông, phần âm thanh cho bộ phim A Woman of Paris (1923) được hoàn thành năm 1976, chỉ 1 năm trước khi Chaplin qua đời.<br>
<br>
<b>Giải Oscar</b><br>
<br>
Chaplin chỉ giành được một giải Oscar trong những hạng mục có nhiều đề cử, đó là giải Nhạc trong phim xuất sắc nhất được trao năm 1972 cho bộ phim Limelight làm từ năm 1952 của Chaplin, do những rắc rối về chính trị ông gặp phải nên tác phẩm này chưa bao giờ được trình chiếu một tuần liên tục tại Los Angeles để đủ điều kiện đề cử giải Oscar, mãi cho đến năm 1972 Limelight mới có đủ điều kiện này.<br>
<br>
Chaplin còn được đề cử vào rất nhiều hạng mục của phim, kịch bản, diễn xuất và âm nhạc cho bộ phim The Great Dictator nhưng ông không giành chiến thắng bất cứ hạng mục nào. Trong suốt những năm tháng hoạt động làm phim, Chaplin luôn tỏ thái độ coi thường giải Oscar, điều này có thể giải thích tại sao ngay cả những tác phẩm của ông thuộc loại xuất sắc nhất của lịch sử điện ảnh như City Lights hay Modern Times đều không được đề cử giải Oscar.<br>
<br>
Năm 1929, Chaplin ban đầu được đề cử cho giải nam diễn viên chính và giải đạo diễn phim hài kịch nhưng sau đó tên ông bị rút ra khỏi danh sách và thay vào đó Viện hàn lâm khoa học và nghệ thuật điện ảnh Hoa Kỳ trao cho ông một giải Oscar danh dự cho Việc diễn xuất, biên kịch và đạo diễn xuất sắc bộ phim The Circus. Giải Oscar danh dự thứ hai đến với Chaplin 44 năm sau đó, khi vào năm 1972 ông được trao giải Oscar Thành tựu trọn đời, khi lên nhận giải, Chaplin đã được cả khán phòng đứng lên vỗ tay 5 phút liền, đây là tràng vỗ tay dài nhất trong lịch sử Lễ trao giải của giải thưởng danh giá này.<br>
<br>
<b>Cái chết</b><br>
<br>
Chaplin thường xuyên bơi, chơi tennis, hút thuốc rất ít và thỉnh thoảng mới uống rượu. Tuy nhiên sức khỏe của ông vẫn ngày càng sa sút kể từ cuối thập niên 1960 sau khi ông hoàn thành bộ phim cuối cùng A Countess from Hong Kong. Trong những năm cuối đời ông ngày càng yếu và qua đời trong khi đang ngủ vào đúng ngày Giáng Sinh năm 1977 tại Vevey, hưởng thọ 88 tuổi. Ông được chôn tại nghĩa trang Corsier-Sur-Vevey ở Vaud, Thụy Sỹ. Ngày 1 tháng 3 năm 1978, di hài của ông đã bị một toán công nhân cơ khí người Ba Lan và Bulgary lấy trộm để tống tiền gia đình Chaplin. Kế hoạch của chúng bị bại lộ, những kẻ ăn trộm bị bắt, còn di hài Chaplin được tìm thấy 11 tuần sau đó ở gần hồ Genève. Để ngăn chặn những âm mưu tương tự, Chaplin được cải táng dưới một tầng bê tông dày gần 2 mét.<br>
<br>
<b>Vinh danh</b><br>
<br>
Trong rất nhiều vinh dự đã được nhận, Chaplin có một ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood. Năm 1985 hình của ông được in lên tem của Anh và năm 1994 là tem của Mỹ<br>
Năm 1992 một bộ phim về cuộc đời Chaplin đã được quay với tựa đề Chaplin, bộ phim được đạo diễn bởi đạo diễn từng đoạt giải Oscar Richard Attenborough và có sự tham gia diễn xuất của Robert Downey Jr., Dan Aykroyd, Geraldine Chaplin (con gái của Charlie, trong phim này cô thủ vai bà nội của mình). Downey đã được đề cử giải Oscar cho diễn viên nam chính năm 1993 với vai diễn trong bộ phim này.<br>
<br>
<i><span style="font-family: "">Nguồn: wikipedia.org<br>
<br>
</span></i> <span style="font-family: Verdana"><b><font color="blue">Tuyển chọn một số DVDRip </font></b><br>
<br>
</span> <span style="font-family: Verdana"><font color="navy">- Between Showers, 1914<br>
- Mabel's Married Life, 1914<br>
- The Kid, 1921<br>
- His New Job, 1915<br>
- A Night Out, 1915<br>
- The Champion, 1915<br>
- In The Park, 1915<br>
- By the Sea, 1915<br>
- A Woman, 1915<br>
- The Bank, 1915<br>
- Shangaied, 1915<br>
- The Police, 1916<br>
- A Night In The Show, 1915<br>
- Behind the Screen, 1916<br>
- The Fireman, 1916<br>
- Easy Street, 1917<br>
- The Immigrant, 1917<br>
- Modern Times, 1936<br>
- City Lights, 1936<br>
- The Gold Rush, 1925./1942<br>
- Woman of Paris, 1923<br>
- Pay Day, 1922<br>
- Kid Auto Races At </font></span><span style="font-family: Verdana"><font color="navy">Venice</font></span><span style="font-family: Verdana"><font color="navy">, 1914<br>
<br>
</font></span><div style="text-align: center;"><span style="font-family: Verdana"><font color="navy"> Link down : </font></span> <span style="font-family: Verdana"><b><a rel="nofollow" href="http://www.5giay.vn/redirector.php?url=http%3A%2F%2Fmega.1280.com%2Ffo lder%2FYHVSXH%2F" target="_blank">http://mega.1280.com/folder/YHVSXH/</a></b></span><br>
</div>
</div> <br>
<br>
Sir Charles Spencer Chaplin, Jr. (Hiệp sĩ của Vương Quốc Anh) (sinh ngày 16 tháng 4 năm 1889, mất ngày 25 tháng 12 năm 1977), thường được biết đến với tên Charlie Chaplin (hay Vua hề Sác lô ở Việt Nam) là một diễn viên, đạo diễn phim hài người Anh. Chaplin là một trong những diễn viên, đạo diễn nổi tiếng nhất trong thời kỳ đầu của Hollywood và điện ảnh Mỹ. Ông được coi là một trong những nghệ sĩ kịch câm và diễn viên hài xuất sắc nhất mọi thời đại của thể loại phim này và là một trong những diễn viên được biết đến nhiều nhất trên thế giới. Charlie Chaplin còn là một trong những nhân vật sáng tạo và có ảnh hưởng nhất của kỷ nguyên phim câm khi ông tự đóng, đạo diễn, viết kịch bản, sản xuất và soạn nhạc cho phim của mình.<br>
<br>
Vai diễn chính và được biết đến nhiều nhất của ông là nhân vật kẻ lang thang (The Tramp) (hay còn có tên Charlot - Anh hề ở Pháp, Ý, và nhiều nước khác trong đó có Việt Nam - Sác lô là phiên âm tiếng Pháp của từ Charlot). "The Tramp" là một anh thanh niên sống lang thang nhưng có tư cách và luôn cư xử như một quý ông, trang phục của anh ta luôn là chiếc áo khoác chật, chiếc quần và đôi giày quá khổ, một chiếc mũ quả dưa, cây gậy chống bằng tre và một bộ ria mép chải chuốt.<br>
<br>
<b>Tiểu sử </b><br>
<br>
<span style="font-family: Verdana"> - Charlie Chaplin sinh ngày 16 tháng 4 năm 1889 tại Walworth, Luân Đôn. Bố mẹ ông đều là diễn viên và họ ly dị khi Charline mới được 3 tuổi. Cuộc điều tra dân số năm 1891 cho thấy mẹ ông, nữ diễn viên Lily Harvey (Hannah Harriet Hill) sống cùng Charlie và anh của cậu là </span><span style="font-family: Verdana">Sydney</span><span style="font-family: ""><span style="font-family: Verdana"> ở phố Barlow, Walworth. Cha của Charlie, ông Charles Chaplin Senior là người có nguồn gốc La Mã nghiện rượu và ít quan tâm tới con cái. Hai anh em Charlie phải đến sống cùng ông và tình nhân sau khi bà Hannah phải vào nhà thương điên để chữa bệnh thần kinh. Khi Chaplin lên 12 thì bố cậu qua đời (năm 1901).<br>
<br>
</span> </span><div style="text-align: center;"><span style="font-family: ""><img src="http://i572.photobucket.com/albums/ss166/comin/Charlie_Chaplin.jpg" border="0" alt=""><br>
<br>
</span></div> - Sau khi bà Hannah Chaplin phải vào nhà thương điên Cane Hill Asylum, Chaplin được gửi vào trại tế bần ở Lambeth, Luân Đôn. Những năm tháng nghèo khổ này ảnh hưởng rất lớn tới những nhân vật của Chaplin sau này. Mẹ của ông mất năm 1928 tại Hollywood, vài năm sau khi được con trai mời sang Mỹ.<br>
- Chaplin đến Mỹ lần đầu tiên năm 1910 với Fred Karno. Năm 1912, ông trở về Anh 5 tháng rồi quay lại Mỹ lần thứ hai và hợp tác cùng Stan Laurel<br>
- Năm 1953, ông bị trục xuất vĩnh viễn khỏi Mỹ do bị tình nghi là ủng hộ cộng sản. Ông tiếp tục sống và làm phim ở Anh và Thụy Sỹ.<br>
<br>
<b>Sự nghiệp</b><br>
<br>
Chaplin đến Mỹ lần đầu tiên năm 1910 cùng với gánh hát của Fred Karno, 5 tháng sau gánh hát quay trở lại Anh. Trong lần thứ hai đến Mỹ biểu diễn năm 1912, Chaplin đã ở cùng phòng với diễn viên hài Arthur Stanley Jefferson người sau này nổi tiếng với nghệ danh Stan Laurel. Sau lần lưu diễn này, Chaplin ở lại Mỹ, diễn xuất của ông đã lọt vào mắt nhà sản xuất phim Mack Sennett của hãng Keystone Film Company và Chaplin có vai diễn đầu tiên trong bộ phim hài Making a Living ra rạp ngày 2 tháng 2 năm 1914.<br>
<br>
<b><span style="font-family: ""><font size="4"><font size="3">Nghệ sĩ tiên phong</font><br>
<br>
</font> </span></b><div style="text-align: center;"><b><span style="font-family: ""><img src="http://i572.photobucket.com/albums/ss166/comin/Charlie_Chaplin-1.jpg" border="0" alt=""></span></b><br>
</div> <div style="text-align: center;"><font size="1"><i>Charlie Chaplin - 1920<br>
<br>
</i></font></div> Tại hãng Keystone, Chaplin bắt đầu hoàn thiện nhân vật Sác lô của ông và cũng học rất nhanh nghệ thuật và những kỹ xảo trong việc làm phim. Anh hề Sác lô lần đầu được giới thiệu với công chúng trong bộ phim thứ hai của Chaplin, Kid Auto Races at Venice (phát hành ngày 7 tháng 2 năm 1914). Chaplin đã viết lại cảm nghĩ về những thời khắc đó trong cuốn tự truyện của ông:<br>
<br>
<i>Trích:</i><br>
<span style="font-family: Arial"><font size="2"><i>Tôi không hề có ý tưởng sẽ phải hóa trang cho nhân vật này thế nào. Tôi không thích tạo hình nhà báo như trong Making a Living. Trên đường đến phòng hóa trang, tôi chợt nghĩ mình có thể mặc một chiếc quần rộng thùng thình, mang một cây gậy và một chiếc mũ quả dưa. Tôi muốn mọi thứ phải thật mâu thuẫn, chiếc quần thùng thình đi với chiếc áo khoác chật, chiếc mũ nhỏ đi với đôi giày quá khổ. Nhớ rằng Sennet muốn tôi trông già dặn hơn, tôi đã thêm một bộ ria nhỏ. Tôi cũng không có ý tưởng gì về tính cách nhân vật của mình, nhưng vào thời điểm tôi hóa trang, trang phục và hóa trang đã làm tôi cảm thấy anh ta phải là người thế nào. Tôi bắt đầu biết mình sẽ phải diễn thế nào, và khi tôi bước ra trường quay, anh ta đã thực sự ra đời.</i></font></span><br>
<br>
<span style="font-family: Verdana">Vào cuối hợp đồng với hãng Keystone, Chaplin bắt đầu đạo diễn và biên tập cho những bộ phim ngắn của mình. Những tác phẩm này ngay lập tức đã thành công và ăn khách, cho đến tận ngày nay, ta vẫn có thể xem diễn xuất của Chaplin trong những bộ phim đó. Năm 1915, Chaplin chuyển sang hãng phim Essanay Studios và phát triển hơn kỹ năng diễn xuất của ông. Năm 1916, Chaplin ký một hợp đồng khá hời với hãng Mutual Film Corporation để sản xuất khoảng một tá phim hài, trong đó ông được quyền kiểm soát gần như hoàn toàn mặt nghệ thuật của phim. 12 bộ phim đã ra đời chỉ trong 18 tháng đã trở thành những bộ phim hài có ảnh hưởng nhất ở </span><span style="font-family: Verdana">Hollywood</span><span style="font-family: ""><span style="font-family: Verdana">. Sau này Chaplin nói rằng giai đoạn ở hãng Mutual là giai đoạn hạnh phúc nhất trong sự nghiệp của ông. 12 bộ phim này sau đó được lồng tiếng vào năm 1933 bởi nhà sản xuất Amadee J. Van Beuren.<br>
<br>
</span> </span><div style="text-align: center;"><span style="font-family: ""><img src="http://i572.photobucket.com/albums/ss166/comin/Charlie_Chaplin-2.gif" border="0" alt=""></span><br>
</div> <div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial"><font size="1"><i>Kid Auto Races in </i><i>Venice</i><i> (1914): Bộ phim khai sinh cho nhân vật hề Sác lô</i></font></span><br>
</div> <br>
<b>Độc lập sáng tạo</b><br>
<br>
Sau khi kết thúc hợp đồng với hãng Mutual năm 1917, Chaplin gia nhập hãng First National để sản xuất 8 bộ phim từ năm 1918 đến năm 1923. Hãng First National chỉ đầu tư và quản lý việc phát hành còn Chaplin được kiểm soát hoàn toàn công đoạn sản xuất phim. Chaplin cho xây dựng trường quay của riêng mình ở Hollywood và sử dụng vị thế độc lập của ông để tạo nên những tác phẩm quan trọng và vẫn còn giá trị giải trí và ảnh hưởng cho đến ngày nay. Mặc dù First National mong muốn Chaplin sẽ cung cấp cho họ những bộ phim hài ngắn như ông đã làm với hãng Mutual, Chaplin lại có tham vọng sản xuất những phim truyện dài và hoàn chỉnh hơn, trong đó phải kể tới Shoulder Arms (1918), The Pilgrim (1923) và phim truyện kinh điển The Kid.<br>
<br>
Năm 1919, Chaplin tham gia sáng lập hãng phân phối phim United Artists (UA) cùng Mary Pickford, Douglas Fairbanks và D. W. Griffith, tất cả họ đều đang tìm cách thoát khỏi mối liên kết ngày càng chặt chẽ giữa những nhà đầu tư và phát hành phim trong việc phát triển hệ thống trường quay ở Hollywood. Bước đi này, cùng với việc được quản lý hoàn toàn việc sản xuất những bộ phim của mình, đã đảm bảo sự độc lập của Chaplin trong việc làm phim. Ông tham gia việc quản lý UA mãi đến đầu thập niên 1950. Tất cả những bộ phim của Chaplin do UA phân phối đều là những phim truyện dài, tác phẩm đầu tiên là A Woman of Paris (1923), tiếp đó là The Gold Rush (Đổ xô đi tìm vàng) (1925) và The Circus (1928).<br>
<br>
<div style="text-align: center;"><img src="http://i572.photobucket.com/albums/ss166/comin/salo4.jpg" border="0" alt=""><br>
<br>
</div> Vào đầu kỷ nguyên của những bộ phim có tiếng, Chaplin đã làm hai bộ phim câm nổi tiếng City Lights (1931) và Modern Times (Thời đại tân kỳ) (1936). City Lights được coi là tác phẩm của Chaplin đạt được sự cân băng hoàn hảo giữa hài kịch và phim tình cảm.<br>
<br>
Sau đó Chaplin mới bắt đầu làm các bộ phim có thoại như The Great Dictator (Tên đại độc tài) (1940), Monsieur Verdoux (1947) và Limelight (1952).<br>
<br>
Mặc dù Modern Times (1936) là một bộ phim không có thoại, khi chiếu rạp nó vẫn được lồng tiếng qua đài phát thanh hoặc thiết bị vô tuyến. Việc này là để giúp những khán giả của thập niên 1930, những người mới vừa từ bỏ thói quen xem phim câm, được chọn lựa việc nghe thoại hoặc không. Modern Times là bộ phim đầu tiên người ta có thể nghe thấy giọng của Chaplin. Tuy nhiên với phần lớn công chúng thì đây vẫn là một bộ phim câm vào cuối kỷ nguyên của thể loại này.<br>
<br>
Tuy rằng những bộ phim có thoại bắt đầu thống trị điện ảnh ngay sau khi nó được giới thiệu năm 1927, Chaplin vẫn chống lại việc làm phim này trong suốt thập niên 1930 vì ông coi điện ảnh là một môn nghệ thuật "câm".<br>
<br>
Không những đạo diễn và chỉ đạo sản xuất, Chaplin rất đa tài khi ông đã từng chỉ đạo những cảnh hành động cho bộ phim sản xuất năm 1952, Limelight, hay hát bài hát chính của phim The Circus (1928). Chaplin còn sáng tác nhạc cho nhiều bộ phim của ông, trong đó có những bài hát nổi tiếng như Smile sáng tác cho phim Modern Times hay bài This Is My Song sáng tác cho bộ phim cuối cùng của Chaplin, A Countess From Hong Kong, bài hát sau đã từng là bài hát được ưa thích nhất bằng nhiều thứ tiếng.<br>
<br>
<b>Tên độc tài</b><br>
<br>
Bộ phim có thoại đầu tiên của Chaplin, The Great Dictator (Tên độc tài) (1940) là sự phản đối công khai của Chaplin với Adolf Hitler và Chủ nghĩa phát xít, nó được quay và phát hành tại Mỹ chỉ một năm trước khi Mỹ tham gia trực tiếp vào Chiến tranh thế giới thứ II. Trong phim Chaplin đóng cùng lúc hai vai, tên độc tài Adenoid Hynkel , nhân vật rõ ràng lấy hình mẫu từ Hitler (kể cả bộ ria mép), và người thợ cạo Do Thái bị bọn Nazi hành hạ. Điều thú vị là Chaplin chỉ sinh trước Hitler có 4 ngày.<br>
<br>
<b>Những tác phẩm cuối</b><br>
<br>
Năm 1952 Chaplin về thăm nước Anh và không bao giờ quay về sống ở Mỹ một lần nữa. Ông sống ở Vevey, Thụy Sỹ và chỉ trở về Mỹ một thời gian ngắn vào tháng 4 năm 1972 để nhận giải Oscar Thành tựu trọn đời.<br>
<br>
Hai tác phẩm cuối cùng của Chaplin được làm tại Luân đôn, bộ phim A King in New York (1957) trong đó ông tham gia diễn xuất, biên kịch và đạo diễn, bộ phim A Countess from Hong Kong (1967), có sự tham gia của Sophia Loren và Marlon Brando, trong đó Chaplin xuất hiện lần cuối cùng trên màn ảnh với một vai nhỏ.<br>
<br>
Trong cuốn tự truyện My Life in Pictures xuất bản năm 1974, Chaplin nói rằng ông đã viết kịch bản phim The Freak để dành riêng cho con gái út của ông, Victoria, trong đó cô sẽ đóng vai một thiên thần. Tuy nhiên bộ phim phải ngừng lại vì Victoria lấy chồng và sau đó tuy vẫn muốn tiếp tục làm phim nhưng sức khỏe suy sút quá nhanh đã khiến Chaplin không bao giờ thực hiện được bộ phim này.<br>
<br>
Vào thập niên 1970, Chaplin viết nhạc và âm thanh cho những bộ phim câm của ông và tái phát hành chúng, trong số này có The Kid và The Circus.<br>
<br>
Tác phẩm hoàn chỉnh cuối cùng của ông, phần âm thanh cho bộ phim A Woman of Paris (1923) được hoàn thành năm 1976, chỉ 1 năm trước khi Chaplin qua đời.<br>
<br>
<b>Giải Oscar</b><br>
<br>
Chaplin chỉ giành được một giải Oscar trong những hạng mục có nhiều đề cử, đó là giải Nhạc trong phim xuất sắc nhất được trao năm 1972 cho bộ phim Limelight làm từ năm 1952 của Chaplin, do những rắc rối về chính trị ông gặp phải nên tác phẩm này chưa bao giờ được trình chiếu một tuần liên tục tại Los Angeles để đủ điều kiện đề cử giải Oscar, mãi cho đến năm 1972 Limelight mới có đủ điều kiện này.<br>
<br>
Chaplin còn được đề cử vào rất nhiều hạng mục của phim, kịch bản, diễn xuất và âm nhạc cho bộ phim The Great Dictator nhưng ông không giành chiến thắng bất cứ hạng mục nào. Trong suốt những năm tháng hoạt động làm phim, Chaplin luôn tỏ thái độ coi thường giải Oscar, điều này có thể giải thích tại sao ngay cả những tác phẩm của ông thuộc loại xuất sắc nhất của lịch sử điện ảnh như City Lights hay Modern Times đều không được đề cử giải Oscar.<br>
<br>
Năm 1929, Chaplin ban đầu được đề cử cho giải nam diễn viên chính và giải đạo diễn phim hài kịch nhưng sau đó tên ông bị rút ra khỏi danh sách và thay vào đó Viện hàn lâm khoa học và nghệ thuật điện ảnh Hoa Kỳ trao cho ông một giải Oscar danh dự cho Việc diễn xuất, biên kịch và đạo diễn xuất sắc bộ phim The Circus. Giải Oscar danh dự thứ hai đến với Chaplin 44 năm sau đó, khi vào năm 1972 ông được trao giải Oscar Thành tựu trọn đời, khi lên nhận giải, Chaplin đã được cả khán phòng đứng lên vỗ tay 5 phút liền, đây là tràng vỗ tay dài nhất trong lịch sử Lễ trao giải của giải thưởng danh giá này.<br>
<br>
<b>Cái chết</b><br>
<br>
Chaplin thường xuyên bơi, chơi tennis, hút thuốc rất ít và thỉnh thoảng mới uống rượu. Tuy nhiên sức khỏe của ông vẫn ngày càng sa sút kể từ cuối thập niên 1960 sau khi ông hoàn thành bộ phim cuối cùng A Countess from Hong Kong. Trong những năm cuối đời ông ngày càng yếu và qua đời trong khi đang ngủ vào đúng ngày Giáng Sinh năm 1977 tại Vevey, hưởng thọ 88 tuổi. Ông được chôn tại nghĩa trang Corsier-Sur-Vevey ở Vaud, Thụy Sỹ. Ngày 1 tháng 3 năm 1978, di hài của ông đã bị một toán công nhân cơ khí người Ba Lan và Bulgary lấy trộm để tống tiền gia đình Chaplin. Kế hoạch của chúng bị bại lộ, những kẻ ăn trộm bị bắt, còn di hài Chaplin được tìm thấy 11 tuần sau đó ở gần hồ Genève. Để ngăn chặn những âm mưu tương tự, Chaplin được cải táng dưới một tầng bê tông dày gần 2 mét.<br>
<br>
<b>Vinh danh</b><br>
<br>
Trong rất nhiều vinh dự đã được nhận, Chaplin có một ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood. Năm 1985 hình của ông được in lên tem của Anh và năm 1994 là tem của Mỹ<br>
Năm 1992 một bộ phim về cuộc đời Chaplin đã được quay với tựa đề Chaplin, bộ phim được đạo diễn bởi đạo diễn từng đoạt giải Oscar Richard Attenborough và có sự tham gia diễn xuất của Robert Downey Jr., Dan Aykroyd, Geraldine Chaplin (con gái của Charlie, trong phim này cô thủ vai bà nội của mình). Downey đã được đề cử giải Oscar cho diễn viên nam chính năm 1993 với vai diễn trong bộ phim này.<br>
<br>
<i><span style="font-family: "">Nguồn: wikipedia.org<br>
<br>
</span></i> <span style="font-family: Verdana"><b><font color="blue">Tuyển chọn một số DVDRip </font></b><br>
<br>
</span> <span style="font-family: Verdana"><font color="navy">- Between Showers, 1914<br>
- Mabel's Married Life, 1914<br>
- The Kid, 1921<br>
- His New Job, 1915<br>
- A Night Out, 1915<br>
- The Champion, 1915<br>
- In The Park, 1915<br>
- By the Sea, 1915<br>
- A Woman, 1915<br>
- The Bank, 1915<br>
- Shangaied, 1915<br>
- The Police, 1916<br>
- A Night In The Show, 1915<br>
- Behind the Screen, 1916<br>
- The Fireman, 1916<br>
- Easy Street, 1917<br>
- The Immigrant, 1917<br>
- Modern Times, 1936<br>
- City Lights, 1936<br>
- The Gold Rush, 1925./1942<br>
- Woman of Paris, 1923<br>
- Pay Day, 1922<br>
- Kid Auto Races At </font></span><span style="font-family: Verdana"><font color="navy">Venice</font></span><span style="font-family: Verdana"><font color="navy">, 1914<br>
<br>
</font></span><div style="text-align: center;"><span style="font-family: Verdana"><font color="navy"> Link down : </font></span> <span style="font-family: Verdana"><b><a rel="nofollow" href="http://www.5giay.vn/redirector.php?url=http%3A%2F%2Fmega.1280.com%2Ffo lder%2FYHVSXH%2F" target="_blank">http://mega.1280.com/folder/YHVSXH/</a></b></span><br>
</div>