PDA

View Full Version : Dragon Wars : Cuộc Chiến Của Rồng


thanhhungjsc
17-07-2012, 04:32 PM
<font size="3"><font color="black">Thông tin từ blog Hisashi</font></font><br>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif"><font size="3"><font color="black"><b>D-War: một The Host thứ hai?</b></font></font></span></div> <br>
<br>
<span style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif"><font size="3"><font color="black"><i>Hè 2006, bộ phim <b>The Host</b> liên tiếp đạt được những kỷ lục về doanh thu và khán giả tại Hàn Quốc. Tới giữa mùa hè 2007, một bộ phim quái vật khác lại thống trị các rạp chiếu bóng Hàn Quốc là <b>D-War</b>. Nhưng thành công của <b>D-War</b> không hề êm ả. Đằng sau đó là một cuộc chia rẽ hiếm có trong giới truyền thông, giữa khán giả với những nhà làm phim cùng giới phê bình và sâu xa hơn nữa là một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng của điện ảnh Hàn Quốc.</i></font></font></span><br>
<br>
<span style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif"><font size="3"><font color="black">8 năm trước, đạo diễn Shim Hyung-Rae cho ra mắt một bộ phim quái vật hạng B tại Hàn Quốc với cái tên <b><i>Yoongary</i></b>. Hầu hết các diễn viên tham gia trong phim là người nước ngoài đang sinh sống tại Hàn Quốc nên diễn xuất của họ khá nghiệp dư. Cộng thêm kịch bản kiểu “<i>mỳ ăn liền</i>”, <b><i>Yoongary</i></b> trở thành “<i>chuyện tiếu lâm</i>” của điện ảnh Hàn Quốc. Bẵng đi một vài năm, Shim Hyung-Rae tuyên bố ông sẽ tiếp tục thực hiện một bộ phim quái vật khác về một loài rồng một nghìn tuổi mang tên <b><i>D-War.</i></b> </font></font></span><br>
<div style="text-align: center;"><font size="3"><font color="black"><img src="http://img210.imageshack.us/img210/344/shimhyungraemv8.jpg" border="0" alt=""></font></font></div> <br>
<span style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif"><font size="3"><font color="black">Cũng nên nói thêm rằng, thực chất Shim Hyung-Rae chỉ từng là một danh hài trong thập niên 80 của thế kỷ trước tại Hàn Quốc. Những trò cười của ông hầu như chỉ chọc cười được trẻ con. Thế nên khi ông bất ngờ chuyển qua nghiệp đạo diễn và chọn dòng phim sci-fi (khoa học viễn tưởng), không ít nhà phê bình tại Hàn Quốc coi đây chỉ là một trò lố mới của Shim Hyung-Rae. Những bộ phim như <b><i>Yeonggu and Dragon Zzu-Zzu</i></b> (1993), <b><i>Tirano’s Claws</i></b> (1994), <b><i>Yeonggu and Space Monster Bulgoeri </i></b>(1994) hay <b><i>Dragon Tuka</i></b> (1996) chỉ giúp ông có thêm những fan hâm mộ ở độ tuổi… U10.</font></font></span><br>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif"><font size="3"><font color="black"><img src="http://img74.imageshack.us/img74/6827/jasonbehrxp6.jpg" border="0" alt=""></font></font></span></div> <br>
<span style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif"><font size="3"><font color="black">Quay trở lại với<b><i> D-War</i></b>, những thông tin đầu tiên xung quanh bộ phim bắt đầu được hé lộ từ năm 2001. Trong suốt một quá trình dài, <b><i>D-War </i></b>được thực hiện trong bí mật và phải mãi tới đầu năm 2006, một đoạn phim promo dài gần 10 phút của bộ phim cùng những tấm poster đầu tiên mới được tung lên mạng Internet. Lập tức,<b><i> D-War</i></b> gây được sự chú ý từ phía hâm mộ qua đoạn phim quảng cáo phô diễn kĩ xảo một cách tối đa. Tham gia trong bộ phim còn có hai diễn viên Mỹ khá nổi tiếng là Jason Behr và Amanda Brooks. Tuy nhiên, khi bộ phim <b><i>The Host</i></b> của đạo diễn Bong Joon-Ho lập kỷ lục về số khán giả tại Hàn Quốc vào mùa hè năm ngoái thì lập tức <b><i>D-War</i></b> của Shim Hyung-Rae tạm thời bị lãng quên.</font></font></span><br>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial"><font size="3"><font color="black"><img src="http://img77.imageshack.us/img77/574/amandabrooksnf7.jpg" border="0" alt=""></font></font></span></div> <br>
<span style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif"><font size="3"><font color="black">Thậm chí, ngay cả trong những ngày nửa đầu của năm 2007, số lượng thông tin về <b><i>D-War</i></b> cũng không hẳn là nhiều cho dù đây là bộ phim tốn kém nhất trong lịch sử Hàn Quốc với tổng kinh phí thực hiện lẫn quảng cáo lên tới 75 triệu USD. Nhưng khi mà những bộ phim như <b><i>300</i></b>, <b><i>Spider-Man 3</i></b> hay đỉnh cao là <b><i>Transformers</i></b> (thu hút hơn 7,2 triệu lượt khán giả, con số cao nhất cho một bộ phim nước ngoài tại Hàn Quốc) thống trị tại các rạp chiếu bong Hàn Quốc trong suốt những ngày đầu mùa hè và đẩy điện ảnh Hàn Quốc vào một cuộc khủng hoảng chưa từng có từ năm 1999 thì <b><i>D-War</i></b> mới thực sự “<i>nóng</i>”.</font></font></span><br>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif"><font size="3"><font color="black"><img src="http://img77.imageshack.us/img77/7699/m0020034still02w600gz8.jpg" border="0" alt=""></font></font></span></div> <br>
<span style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif"><font size="3"><font color="black">Poster của <b><i>D-War</i></b> ở khắp mọi nơi: các bến xe buýt, các ga tàu điện ngầm, cửa rạp chiếu bóng, áo của những nhân viên bán vé và soát vé nữa. Cũng không phải ngẫu nhiên mà <b><i>D-War</i></b> chợt trở thành một cứu cánh bất đắc dĩ cho điện ảnh Hàn Quốc. Bởi hai tuần trước đó, bộ phim được cực kỳ kỳ vọng của điện ảnh Hàn Quốc trong mùa hè là<b><i> May 18</i></b> đã không thể gây nên cơn sốt lớn cho dù có chủ đề nhạy cảm là cuộc thảm sát ở Gwangju.</font></font></span><br>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif"><font size="3"><font color="black"><img src="http://img77.imageshack.us/img77/5199/m0010007aw600yx3.jpg" border="0" alt=""></font></font></span></div> <br>
<span style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif"><font size="3"><font color="black">Và rồi <b><i>D-War</i></b> thành công với liên tiếp những kỷ lục: 417,298 khán giả trong ngày đầu tiên, 2,2 triệu khán giả sau 4 ngày, 5 triệu khán giả sau 11 ngày rồi 6,9 triệu khán giả sau tròn 19 ngày… Tính riêng tại thị trường Hàn Quốc, <b><i>D-War</i></b> đã thu về khoảng gần 50 triệu USD. Tuy nhiên, lúc này những cuộc chiến nảy lửa xung quanh <b><i>D-War</i></b> bắt đầu diễn ra. Dĩ nhiên là những nhà phê bình chê bai <b><i>D-War</i></b> không ra gì và chấm điểm G (điểm thấp nhất) cho bộ phim. Họ chê rằng kỹ xảo phim thuộc dạng kém và nội dung phim thì không thể chấp nhận nổi. Khán giả Hàn Quốc bắt đầu phản pháo lại trên website chính thức của<b><i> D-War</i></b> cũng như các diễn đàn điện ảnh. Đặc biệt, khi mà đạo diễn Lee Song-Hee-Il, tác giả của bộ phim indie ăn khách năm trước <b><i>No Regrets</i></b> công khai chỉ trích <b><i>D-War </i></b>trên blog của mình thì lập tức sau đó, blog của ông đã bị các fan của<b><i> D-War</i></b> làm cho tê liệt.</font></font></span><br>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif"><font size="3"><font color="black"><img src="http://img74.imageshack.us/img74/9723/m0020010dwarstill3w600ji3.jpg" border="0" alt=""></font></font></span></div> <br>
<span style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif"><font size="3"><font color="black">Giới truyền thông cũng có những phản ứng khá trái ngược. Ban đầu hầu hết các website chỉ đưa tin về thành công của bộ phim. Sau đó website donga.com là những người đầu tiên ca ngợi cho nỗ lực của Shim Hyung-Rae trong việc thực hiện <b><i>D-War</i></b> và tạm thời đẩy lui sự thống trị của các blockbuster của Hollywood. Lập tức, Joongang Daily có một bài chỉ trích lại <b><i>D-War </i></b>với cái tít rất kêu “<i>D-War is a dog with no bark and no bite</i>” (tạm dịch: <i>Một D-War vô xác, vô hồn</i>) cùng một câu kết rằng vì tương lai điện ảnh Hàn Quốc, hay gần gũi hơn là vì chiếc ví của bạn, hãy tránh <b><i>D-War</i></b> càng xa càng tốt. </font></font></span><br>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial"><font size="3"><font color="black"><img src="http://img77.imageshack.us/img77/6597/m0010012w600tr2.jpg" border="0" alt=""></font></font></span></div> <br>
<span style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif"><font size="3"><font color="black">Như đổ thêm dầu vào lửa, kênh truyền hình MBC đã lập tức mở một chương trình tranh luận đặc biệt dài 100 phút về <b><i>D-War</i></b>. Tham gia chương trình hầu hết là những nhà phê bình phim, những giáo sư tại các trường đại học. Họ cùng nhau chỉ ra những điểm yếu kém của bộ phim và tranh luận trực tuyến với các fan rằng liệu <b><i>D-War</i></b> có phải là niềm hy vọng của điện ảnh Hàn Quốc trong thời kỳ khủng hoảng này hay không. Trong chương trình, một nhà phê bình thậm chí còn đưa ra ý kiến rằng bộ phim không xứng đáng để mà mất thời gian chỉ trích và lập tức những ý kiến không hay cho lắm của khán giả được gửi lên. Và thật tiếc là trong suốt cuộc tranh luận này, cho dù có tới hơn 10000 ý kiến được gửi lên chương trình thì nó vẫn không có hồi kết. Lúc này, nhiều người còn hoài nghi rằng tại sao thời những <b><i>The Host</i></b>,<b><i> King and The Clown</i></b>, <b><i>Taegukgi</i></b> hay <b><i>Silmido</i></b> thành công thì người ta lại không mở ra những cuộc tranh luận như thế này?</font></font></span><br>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial"><font size="3"><font color="black"><img src="http://img77.imageshack.us/img77/3161/m0010015w600bs4.jpg" border="0" alt=""></font></font></span></div> <br>
<span style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif"><font size="3"><font color="black">Về phía đạo diễn Shim Hyung-Rae, trong những cuộc họp báo và ra mắt phim trên toàn Hàn Quốc, ông luôn giữ một lập luận rằng những bộ phim bom tấn của Mỹ như <b><i>Independence Day</i></b>,<b><i> Spider-Man 3</i></b> hay <b><i>Transformers</i></b> nội dung cũng chỉ tầm tầm như kịch bản của ông thì tại sao các bạn đi xem thấy vui vẻ mà không chỉ trích còn <b><i>D-War </i></b>thì lại phải khổ sở như thế. Ông còn nói thêm rằng nếu James Cameron mà là đạo diễn của <b><i>D-War</i></b> thì có lẽ bộ phim sẽ được ca ngợi hết lời. Và luận điểm kết của Shim là nếu bạn là người Hàn Quốc yêu nước thì hãy đi xem <b><i>D-War</i></b> để vực lại dậy nền điện ảnh nước nhà. Có bao nhiều phần trăm sự thật trong lời phát biểu ấy thì không ai có thể kiểm chứng nổi, ngoài Shim.</font></font></span><br>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial"><font size="3"><font color="black"><img src="http://img77.imageshack.us/img77/9541/m0020037still05w600hp1.jpg" border="0" alt=""></font></font></span></div> <br>
<span style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif"><font size="3"><font color="black">Câu chuyện về <b><i>D-War</i></b> vẫn sẽ còn tiếp diễn khi mà những ngày tháng 9 này, những chú rồng Imoogi sẽ tiến sang Bắc Mỹ và được phát hành ở một quy mô lớn chưa từng có đối với một bộ phim Hàn Quốc là hơn 1500 rạp.<b><i> D-War </i></b>có lẽ sẽ dễ dàng vượt qua kỷ lục 2,3 triệu USD doanh thu của bộ phim nghệ thuật <b><i>Spring, Summer, Fall, Winter… and Spring </i></b>của đạo diễn Kim Ki-Duk từng lập trên đất Mỹ hồi 2004. Nhưng liệu có là khôn ngoan cho người Hàn Quốc khi để <b><i>D-War</i></b> tiếp thị hình ảnh đất nước mình trên đất Mỹ bởi đó là một bộ phim nói tiếng Anh, lấy bối cảnh tại Los Angeles và có dàn diễn viên toàn là người Mỹ? Nên nhớ chỉ có duy nhất một dấu hiệu trong phim cho thấy đây là phim Hàn Quốc là bản nhạc arirang cất lên ở cuối phim.</font></font></span><br>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial"><font size="3"><font color="black"><img src="http://img74.imageshack.us/img74/8674/m00100173w600ye3.jpg" border="0" alt=""></font></font></span></div> <br>
<span style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif"><font size="3"><font color="black">Giải mã cho thành công của <b><i>D-War</i></b> thì không quá khó. Bộ phim đánh đúng vào thị hiếu khán giả Hàn Quốc vào thời điểm hiện tại: những bộ phim kĩ xảo. Hầu hết các quả bom tấn của Hollywood ăn khách tại Hàn Quốc trong mùa hè năm nay đều dựa vào yếu tố kỹ xảo và nay thì tới lượt<b><i> D-War</i></b>. Hơn nữa, phải khẳng định có một số lượng khán giả không nhỏ bị ảnh hưởng từ luận điểm cuối cùng của Shim.<b><i> D-War</i></b> như một hiện tượng xã hội lan rộng mạnh mẽ mà bất kì người Hàn Quốc cũng muốn tham gia, có thể hưởng ứng hoặc phản ứng. Và cũng thật là nóng mũi khi một thị trường phim từng được coi là có bản sắc riêng bậc nhất thế giới nay lại để cho Hollywood thống trị như vậy. Thế nên nếu thành công của<b><i> D-War</i></b> có thực sự không xứng đáng thì những nhà làm phim Hàn Quốc cũng chỉ còn biết cách tự trách mình khi đã cho ra những sản phẩm không thực sự xuất sắc kể từ đầu năm cho tới nay mà thôi.</font></font></span><br>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial"><font size="3"><font color="black"><img src="http://img77.imageshack.us/img77/5110/m0020041dwar2w600be3.jpg" border="0" alt=""></font></font></span></div> <br>
<span style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif"><font size="3"><font color="black">Còn trả lời cho câu hỏi ở đầu bài: có thể khẳng định<b><i> D-War</i></b> sẽ không phải là một <b><i>The Host</i></b> thứ hai và cũng đừng so sánh hai bộ phim với nhau. Bởi nếu<b><i> D-War</i></b> chỉ đơn giản là một bộ phim quái vật giải trí thuần túy thì <b><i>The Host </i></b>là một bộ phim quái-vật-mà-không-phải-là-quái-vật khi mang trong nó rất nhiều tầng lớp ý nghĩa về chính trị và xã hội. Và người viết bài cũng tin rằng <b><i>D-War</i></b> sẽ không thể phá vỡ được kỷ lục 13 triệu khán giả của <b><i>The Host</i></b> tại Hàn Quốc trong thời gian tới. Hãy tin và mong là như vậy!</font></font></span><br>
<span style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif"><i><font size="3"><font color="black">P/S: Khi bài viết hoàn thành thì <b>D-War </b>đã ra mắt ở Mỹ được hơn hai tuần. Tuần đầu đứng thứ 5 trong BXH các phim ăn khách, tuần thứ hai tụt xuống thứ 10. Doanh thu tại Mỹ sau 2 tuần của<b> D-War</b> là 5 triệu USD. Kỷ lục đấy, nhưng mà thật vô nghĩa!</font></font></i></span><br>
<span style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif"><i><font size="3"><font color="black">Tiếp theo</font></font></i></span><br>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif"><i><font size="3"><font color="black"><img src="http://img209.imageshack.us/img209/6195/dwarfy4.jpg" border="0" alt=""> </font></font></i></span><br>
<i><font size="3"><span style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif"><font color="black">D-War thất thế</font></span></font></i></div> <br>
<span style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif"><font size="3"><font color="black">Một tên tuổi đình đám khác của điện ảnh Hàn Quốc trong mùa hè vừa rồi là<i><b> D-War</b></i> cũng chỉ nhận được duy nhất một đề cử cho kỹ thuật làm phim xuất sắc nhất. Đây dường như là một sự trả thù ngọt ngào của giới phê bình dành cho <i><b>D-War</b></i> sau khi bộ phim yếu kém về mặt nội dung này đã gây ra một cuộc tranh cãi lớn trong giới truyền thông và hiện đang là bộ phim ăn khách nhất năm 2007 tại Hàn Quốc.</font></font></span><br>
<span style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif"><font size="3"><font color="black">Và dĩ nhiên, như nhiều năm khác, người ta không thể thấy tên Kim Ki-Duk hay phim của ông tại bất kỳ một lễ trao giải thưởng điện ảnh nào của Hàn Quốc. Có lẽ Kim cũng không quá bận tâm tới Rồng Xanh và đang tập trung vào công việc mới của mình là sản xuất phim!</font></font></span><br>
<br>