Chợ thông tin Phim ảnh Việt Nam

Chợ thông tin Phim ảnh Việt Nam (http://phim.sangnhuong.com/index.php)
-   Các thông tin quảng cáo khác (http://phim.sangnhuong.com/forumdisplay.php?f=68)
-   -   Các trường đại học nổi tiếng ở Hàn Quốc (Phần 1) (http://phim.sangnhuong.com/showthread.php?t=126952)

minhthuc215 24-09-2015 12:10 PM

Các trường đại học nổi tiếng ở Hàn Quốc (Phần 1)
 

Các trường đại học nổi tiếng ở Hàn Quốc (Phần 1)

Hàn Quốc hiện là quốc gia có nền giáo dục hàng đầu thế giới. Ngày càng có nhiều du học sinh chọn Hàn Quốc làm điểm đến lý tưởng cho mục tiêu học tập của mình. Tại Việt Nam,du học Hàn Quốc hiện đang là sự quan tâm hàng đầu của các bạn học sinh, sinh viên.

Thủ tục xin visa hàn quốc


Quote:

Đọc thêm: Hệ thống giáo dục Hàn Quốc
Hãy cùng HALO tìm hiểu về các trường đại học TOP đầu của Hàn Quốc để hiểu vì sao du học Hàn Quốc lại hấp dẫn đến thế.
Quote:

Tham khảo: 50 trường Đại học nổi tiếng TỐT NHẤT ở tại Hàn Quốc
1. Đại học Quốc gia Seoul – Seoul National University

Là trường đại học công lập, danh giá nhất tại thành phố Seoul, Hàn Quốc, được thành lậpnăm 1946.

Những nhân vật hiện đang nắm giữ vai trò trọng tâm trong các lĩnh vực như văn hóa, chính trị, xã hội của Hàn Quốc hiện đại đều tốt nghiệp từ trường đại học này. Trường có khoảng 1.800 giáo sư đang giảng dạy và hơn 30.000 sinh viên đang theo học.

Trường Đại học Quốc gia Seoul nổi tiếng về các chuyên ngành như Luật, Điện, Điện tử, Công nghệ sinh học… Các chương trình đào tạo của Trường bao gồm: cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Đào tạo cử nhân chính quy hệ 04 năm.

Hiện tại, có khoảng 500 sinh viên nước ngoài đang theo học tại trường.

Tại Trường cũng có mở chương trình đào tạo tiếng Hàn cho sinh viên nước ngoài.
Quote:

Thông tin chi tiết về: Trường Đại học Quốc gia Seoul – Seoul National University
2. Trường Đại học Korea – Korea University

Theo tờ “The Times” của Anh quốc đánh giá xếp hạng, thì trường Đại học Korea là trường đại học đầu tiên tại Hàn Quốc đạt được vị trí 150 trong bảng đánh giá các trường đại học tốt nhất trên thế giới. Đồng thời trường còn lọt vào top 100 Trường hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực như Khoa học nhân văn, Khoa học xã hội, …
Quote:

Thông tin chi tiết về: Trường Đại học Korea – Korea University
3. Trường đại học Quốc gia Pusan – Pusan National University

Đại học Quốc gia Pusan nằm ở thành phố Busan- thành phố lớn thứ 2 ở Hàn Quốc, lớn thứ 5 thế giới, một thành phố năng động với khoảng 3,6 triệu người sinh sống. Busan cũng là thành phố nổi tiếng thế giới và là điểm đến lý tưởng cho các hoạt động du lịch và văn hóa.

Trường cũng là một trong những trường đại học hàng đầu tại Hàn Quốc, dẫn đầu cả nước về Nghiên cứu và Giáo dục đại học.

Trường được thành lập vào tháng 5 năm 1946 bằng nguồn vốn của chính phủ. Là một trường đại học đa ngành, trường mang đến cho sinh viên cơ hội được đào tạo trong tất cả các lĩnh vực như: Khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, nhân văn, công nghệ nano, luật, kinh doanh, nghệ thuật, y học…. Tính đến tháng 12 năm 2012 trường có tổng cộng 2800 nhân viên trong đó 1174 giáo sư, 562 nhân viên hành chính và 199 trợ giảng. Tổng số sinh viên của trường là 28000 trong đó có 948 sinh viên quốc tế đang theo học và nghiên cứu.



4. Đại học quốc gia Kyungpook – Kyungpook National University

Đại học quốc gia Kyungpook (KNU) được thành lập vào năm 1946, nằm tại Daegu – thành phố trực thuộc trung ương lớn thứ tư Hàn Quốc. Trường là một trong 10 trường đại học quốc gia đầu tiên của Hàn, đồng thời cũng là một trong ba trường đại học hàng đầu tại đây. Tiền thân là 3 trường Đại học sư phạm Degu, Đại học y Degu và Đại học nông nghiệp Degu hợp thành.

Với mô hình đào tạo gồm 15 trường đại học thành viên cùng nhiều học viện và trung tâm nghiên cứu, thu hút gần 23.000 sinh viên đại học và sau đại học, KNU được nhiều sinh viên đánh giá số 1 về chất lượng đào tạo, quy mô cũng như điều kiện học tập, sinh hoạt vô cùng tuyệt vời. Cựu Tổng thống Park Chung Hee (1917 – 1979) là người từng theo học tại ngôi trường trứ danh này.
Quote:

Thông tin chi tiết về: Đại học quốc gia KyungPook (KyungPook National University – KNU)
5. Trường đại học Hanyang – Hanyang University

Trường được thành lập vào năm 1939, ban đầu có tên gọi là Trường đại học Kỹ thuật Đông Á. Trường có 32.946 học sinh, với hơn 1.252 giáo sư, và là một trong những trường đại học danh tiếng của Hàn Quốc.

Về đào tạo: Hệ đại học có 96 khoa với 24.967 sinh viên, hệ sau đại học (cao học) có 87 khoa với 7.979 sinh viên. Có khoảng 200 luận văn nổi tiếng thế giới.

Trường hợp tác giao lưu với 24 nước trên thế giới thông qua việc hợp tác với 287 khoa. Số lượng du học sinh nước ngoài đang theo học 3.800 sinh viên.

6. Viện Khoa học và Công nghệ nâng cao Hàn Quốc – KAIST 

KAIST được thành lập từ năm 1971, là trường đầu tiên tại Hàn Quốc giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực khoa học – kỹ thuật. Đến nay, KAIST đã trở thành một viện nghiên cứu khoa học và công nghệ hàng đầu và danh tiếng nhất của Hàn Quốc nói riêng và châu Á nói chung. KAIST luôn dẫn đầu về chất lượng giáo dục và đứng đầu bảng xếp hạng các trường đại học tại Hàn Quốc.

Theo Times – QS University Ranking đánh giá, KAIST xếp hạng thứ 21 trên thế giới về lĩnh vực Engineering và IT, đứng thứ 39 thế giới về Natural Sciences.

Theo: DuHocHanQuocHalo.Com - $Link$

trkient8 24-09-2015 10:42 PM

Doanh nghiệp Việt cần tư duy tiếp cận thị trường hàng tỷ người!
Qua khảo sát, 52% doanh nghiệp Thái Lan khi được hỏi về TPP đã trả lời đó là cơ hội thị trường 900 triệu dân của ASEAN, nhưng có tới 60% doanh nghiệp vừa và nhỏ ít quan tâm và không biết hiệp định thương mại tự do sẽ ảnh hưởng thế nào đến doanh nghiệp.

Đối thoại với DN trong diễn đàn CEO Việt Nam 2015, ông Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công thương đánh giá: "Dù rất nhiều số lượng thống kê cho thấy rất ít DN quan tâm đến TPP, nhưng rất nhiều DN xuất nhập khẩu hiểu rõ vấn đề này và có sự tăng trưởng rõ rệt trong bối cảnh hội nhập. Đến 2018, VN phải dỡ bỏ tất cả các hàng rào thuế quan, chúng ta đã hội nhập toàn cầu rồi dù muốn hay không, phải nghĩ đến thách thức lớn hơn cả 900, đó là thị trường cả tỷ người của thế giới, với hàng loạt hiệp định khác đang chuẩn bị ký kết.



Ngành công nghiệp ô tô, công nghiệp mía đường, chăn nuôi, chế biến nông sản đến 2018 sẽ chịu thách thức lớn nếu chúng ta không đổi mới công nghệ. Các ưu đãi của Chính phủ phải thực thi trong cam kết của hội nhập. Chính phủ phải hỗ trợ DN trong việc tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch, hướng tới tương lai chứ không chỉ là giải quyết hiện tại, cải cách DN Nhà nước, cải cách hành chính, hoàn thiện môi trường đầu tư. Vai trò của Nhà nước phải làm tốt nhiệm vụ điều phối chung. Hạn chế lớn nhất hiện nay chính là công tác chuyển phát nhanh từ Thái Lancủa chính phủ trong hội nhập đến cộng đồng DN và người dân nói chung”

Nhấn mạnh sự thay đổi quyết định chính là tư duy, tầm nhìn, ông Phạm Phú Ngọc Trai cho biết: “Chúng ta đang ở một hòn đảo, ngoài kia là biển khơi, không còn cách nào khác chúng ta phải làm việc chăm chỉ hơn, thông minh hơn, và làm khác đi. Một thời gian rất dài chuyển đổi từ kinh tế bao cấp sang hội nhập, tư duy cho và nhận của bao cấp vẫn ảnh hưởng nặng nề. Nhà nước cần phải quan tâm hơn nữa vào sự đóng góp của kinh tế tư nhân. Đừng tạo ra sự ỷ lại của các DN Nhà nước. Nói cải cách, coi kinh tế tư nhân là dẫn đầu trong cấu trúc của nền kinh tế, phải có chính sách để hỗ trợ nó chứ. Có đại diện Bộ Tư pháp và Bộ Công thương ngồi đây, phải có kiến nghị cụ thể cho chính phủ để có được những chính sách phù hợp”

Chị Cao Ngọc Dung, Tổng giám đốc PNJ cho biết: “ Hầu như ASEAN vẫn ở đâu xa lắm, sự tuyên truyền cho DN hiểu mình đang ở đâu trong cộng đồng lớn vẫn còn rất mơ hồ. Nếu các hiệp hội hoạt động mạnh sẽ giúp cho DN thấy được những nguy cơ trong hội nhập. Với PNJ, tư duy 600 đã có từ lâu, mặc dù sản lượng xuất khẩu không lớn, nhưng các nhà cung cấp của chúng tôi là ở ngoài VN. Xuất phát từ 20 năm trước các nhà xuất khẩu đã quan tâm đến thị trường 60 này. Nhờ kiểm soát được thị trường nội địa, PNJ đã bước ra thế giới bằng con đường tiểu ngạch. Đây là cơ hội lớn nếu chúng ta biết định hướng đúng. Lo nhưng đừng có sợ, vì người VN rất cần cù, trình độ của những người trí thức trẻ cạnh tranh được với khu vực. Tuy nhiên nếu không bình tâm để xây dựng chiến lược đúng, giữ được thị phần nội địa mà chỉ ngồi đó lo lắng thì đó mới chính là nguy cơ”

Nhìn vào những thách thức lớn về chiến lược, nguồn vốn, quản trị, nhân tài, kết nối và tạo mạng lưới… bà Cao Ngọc Dung nhấn mạnh thách thức lớn nhất với DN là thiếu chiến lược, thiếu nhân tài. “Làm sao cho nhân tàì của mình gắn bó, có trình độ theo kịp thế giới, phải có chế độ đào tạo thường xuyên và xây dựng văn hóa riêng biệt”, bà Dung nói

Ông Hans Paul Burkner cũng nhấn mạnh vấn đề con người: “Vấn đề ở đây là hãy thực tế hơn một chút. Phải hiểu năng lực, vị thế, cơ hội của mình để có hành động cụ thể. Phải biết mình ở đâu trong thị trường hàng tỷ người, và tập trung vào thế mạnh của mình. Thế mạnh cạnh tranh phụ thuộc vào chính DN, để làm sao có sản phẩm tốt hơn. Làm sao huy động được tất cả mọi nguồn lực để cung cấp những sản phẩm tốt nhất cho thị trường ASEAN. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là con người, nếu có chiến lược tốt mà không có đội ngũ con người sẽ không thể thành công. Bài học của Hy Lạp vẫn còn nóng hổi tính thời sự”.

Nguồn: bizlive.vn


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 03:35 AM

© 2008 - 2025 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.