Trở lại   Chợ thông tin Phim ảnh Việt Nam > KIẾN THỨC ĐIỆN ẢNH > Công nghệ làm phim
Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị

Làm thế nào khi giúp bé vượt qua nỗi sợ hãi chia ly
  #1  
Cũ 29-03-2015, 09:53 AM
yeutrecon1102 yeutrecon1102 đang online
Member
 
Tham gia ngày: Mar 2015
Bài gửi: 47
Mặc định Làm thế nào khi giúp bé vượt qua nỗi sợ hãi chia ly

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Nỗi sợ chia ly là cảm giác không an toàn của trẻ khi rời xa bố mẹ, ngườichăm sóc trẻ hoặc gặp người lạ. Bố mẹ cần biết cách hạn chế và cách vỗ về, giúp trẻ yên tâm vượt qua nỗi sợ hãi này. Quan trọng là phải hiểu và biết cách luôn làm cho con cảm thấy thế giới và những người quanh con vẫn ổn và an toàn.

Nỗi sợ chia ly là những trải nghiệm rất phổ biến đối với con đến mức chúng được coi như một mốc phát triển quan trọng của trẻ em. Nhưng điều đó cũng không khiến cho việc bố mẹ phải đối mặt với vấn đề này trở nên dễ dàng hơn. Bởi vì cảm giác chia ly này mặc dù rất phổ biến, khoảng gần 80% các bé sẽ có trải nghiệm này ở mức độ khác nhau, nhưng giải quyết nó thực sự là một thách thức.

Không phải trẻ sơ sinh nào cũng có cảm giác lo âu này. Chúng có xu hướng cảm thấy hạnh phúc với bất cứ ai, miễn là đáp ứng được nhu cầu của chúng, nói chung chúng khá dễ bằng lòng. Nhưng với thời gian và sự trưởng thành, mức độ sợ hãi người lạ của hầu hết trẻ em thường tăng lên khi chúng ở vào khoảng 7-9 tháng tuổi.

Với một số em bé, điều này xảy ra hầu hết vào ban đêm, chúng chỉ muốn ở bên bố mẹ, hầu hết là muốn ở bên mẹ. Việc muốn ở gần mẹ là hết sức bình thường đối với trẻ em, đặc biệt là với các bà mẹ đảm nhiệm toàn bộ việc chăm sóc và cho con ăn (trong kinh nghiệm dân gian của người Việt Nam, đó là do bé "quen hơi", "bện hơi" hoặc "rịn hơi" mẹ).

Nỗi sợ chia ly là gì?

Đúng như tên gọi của nó, khi trẻ bị tách khỏi cha mẹ hoặc người chăm sóc, chúng trở nên lo âu hoặc đau khổ. Có thể tin rằng cảm giác lo âu về sự chia ly xuất hiện cùng lúc với việc bé học được việc nhớ và khơi gợi ký ức đối với các khuôn mặt quen thuộc. Trường hợp này luôn là mẹ bé, tiếp theo là bố hoặc người gần gũi chăm sóc bé (như bà hoặc vú em). Trẻ cũng thể hiện cảm giác lo lắng nếu các anh chị em lớn tuổi hơn (những người cũng tham gia vào việc chăm sóc trẻ) không ở bên mình.

Nỗi sợ chia ly là một thói quen có nguồn gốc sâu xa từ trong quá khứ sinh học của con người. Trẻ cần biết ai sẽ chăm sóc cho mình và khi có người lạ tiếp cận, chúng thường coi đây là mối đe dọa tiềm tàng. Khóc, trở nên đau khổ và báo động cho cha mẹ đến "cứu" là một số cách mà chúng biết để thể hiện sự căng thẳng của mình. Tất nhiên, trong cuộc sống hàng ngày của trẻ cũng không có nhiều mối đe dọa tiềm ẩn nhưng chúng có xu hướng nghĩ tới. Đó là lý do vì sao bố mẹ cần giải quyết cảm giác lo lắng này, giúp bé vượt qua nỗi sợ hãi nhưng cần có thái độ thông thường và hợp lý.

Tại sao xuất hiện nỗi sợ chia ly?

Độ tuổi trẻ thường xuất hiện cảm giác sợ hãi này là ở giữa 6-8 tháng và đạt đỉnh cao ở tầm 14-18 tháng tuổi. Bởi vậy, hầu hết trẻ đều học được mà không nghi ngờ gì về việc ai là người tốt nhất sẽ đáp ứng các nhu cầu về vật chất về tình cảm của chúng. Thỉnh thoảng các trẻ ít tháng tuổi hơn cũng thể hiện cảm giác lo âu. Các em bé đặc biệt gần gũi với bố mẹ sẽ có thể bị ốm hoặc đã trải nghiệm bắt buộc phải tách khỏi bố mẹ trong một khoảng thời gian cũng có khả năng thể hiện cảm giác này sớm hơn bình thường.

Các nguyên nhân khác được giải thích đơn giản là do tầm vóc. Người trưởng thành thì cao lớn và chiếm nhiều chỗ hơn so với trẻ em. Bị sợ hãi bởi cái gì đó to lớn và ồn ào là cảm giác rất tự nhiên của con người và cảm giác này đặc biệt rõ ràng khi bạn ở trong cơ thể với kích cỡ nhỏ của một đứa trẻ.

Làm thế nào để biết con có nỗi sợ chia ly?

Khóc, rên rỉ, cau có, cau mày và nhìn buồn bã là những dấu hiệu rất cổ điển. Con bạn có thể đứng sát vào bạn hơn và nếu bạn bế chúng, chúng có thể bám dính lấy bạn như là một cái móc dán.

Ở khoảng 7 tháng tuổi, hầu hết các bé đã biết ngồi và đang luyện tập các kỹ năng cần thiết để bò. Bạn có thể thấy rằng khi trẻ đang ở trên sàn chơi vui vẻ và nếu có người lạ xuất hiện, trẻ sẽ bò rất nhanh về phía bạn. Hoặc chúng chỉ ngồi đấy và khóc hoặc trở nên im lặng và tránh xa. Thậm chí chúng có thể nhìn ra xa và từ chối giao tiếp bằng mắt với bạn hoặc bất kỳ ai khác.

Trẻ em có cảm giác sợ này rất hay bị thức giấc ban đêm. Thậm chí nếu chúng ngủ được cả đêm trong một vài tháng thì sau đó chúng sẽ bắt đầu bị thức giấc trở lại, không phải để ăn mà chỉ để chắc chắn rằng bạn vẫn đang ở bên chúng. Điều này là vô cùng bình thường. Từ quan điểm sinh học, thời gian ban đêm thường đặt ra những nguy cơ sống còn đối với sự sống của con người từ xa xưa. Khi chúng ta ngủ và trời tối, các động vật ăn thịt hoạt động nhiều hơn. Đó có thể là nguyên nhân vì sao trẻ em cần có bố mẹ bên cạnh vào ban đêm để giúp chúng vượt qua nỗi sợ hãi, để chúng cảm thấy đủ bình tình và thư giãn để "tắt chế độ đề phòng" và ngủ lại.

Một số trẻ trở nên thực sự sợ hãi và mất khá nhiều thời gian để làm cho chúng bình tĩnh trở lại. Việc làm cho môt đứa trẻ bị lo bị tách biệt yên tâm thường không thể thực hiện được bằng những cách "sửa chữa nhanh".

"Vòng bảo vệ" là gì?

Nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng và chuyên gia sức khỏe gợi ý một khóa học về vòng bảo vệ (circle og security) cho cha mẹ. Chúng có thể hữu ích để học về nỗi sợ chia ly thông thường, các yếu tố liên quan và giúp xây dựng các mối quan hệ. Vòng bảo vệ giúp bé vượt qua nỗi sợ hãi là một chương trình can thiệp được phát triển bởi một nhóm các nhà tâm lý học người Mỹ nghiên cứu về gia đình. Đó là thực chất là cách để nhìn thế giới dưới góc độ của một em bé.

Trẻ sơ sinh được lập trình ở gần cha mẹ và vươn ra khám phá thế giới. Chúng ta biết đây là những chuyện bình thường và cần thiết. Khi trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ cảm thấy không an toàn hoặc không yên tâm, chúng cần được quay trở về cảm giác yên tâm nhất. Bố mẹ được coi như là "nền tảng an toàn" và cần phải cho thấy niềm vui trong con cái.

Bố mẹ cũng cần phải hỗ trợ con cái mình khám phá và trở nên cao lớn, khôn ngoan, khỏe mạnh và tốt bụng hơn.

Có thể làm gì với nỗi sợ chia ly của con?

Đầu tiên phải nhớ rằng nỗi sợ chia ly là hết sức bình thường. Bạn không thể làm gì để "sửa chữa" bởi vì thực tế, chả có gì bị hỏng ở đây cả. Một góc độ tích cực của nỗi sợ chia ly là: các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ em nhìn nhận cảm giác này như một dấu hiệu sự trưởng thành của trẻ.

Tình yêu của trẻ với bố mẹ và những người mà chúng gắn bó tạo ra nỗi sợ chia ly. Chúng học được rằng bố mẹ chính là người nuôi chúng lớn lên và trưởng thành. Theo cách nghĩ của trẻ, chẳng có gì trên thế giới này quan trọng ngoài cha mẹ, chúng chẳng cần ai khác cả; đó là lý do vì sao chúng trở nên bối rối khi có người lạ đến gần. Đây cũng là nguyên nhân tại sao trẻ bị nỗi sợ chia ly lại phản ứng như chúng đã làm, theo cách mà chúng biết.

- Cho bé thấy nhiều sự bảo đảm an toàn. Sử dụng giọng nói, mắt, sự đụng chạm và sự có mặt của bạn để cho chúng biết bạn đang ở bên cạnh và thế giới xung quanh vẫn ổn. Nhiều sự bảo đảm an toàn hơn sẽ giúp bé vượt qua nỗi sợ hãi tốt hơn.

- Cố gắng điều khiển cảm xúc của bản thân. Thậm chí mặc dù con có đau khổ thì bạn cũng không nên trở thành giống như thế. Cứ bình tĩnh, chủ động và tự điều chỉnh cảm xúc của mình.

-Nên nhìn người khác một cách tích cực và không cần kiểm điểm các mối quan hệ xã hội của bạn chỉ bởi vì con bạn cảm thấy sợ hãi. Vai trò tích cực của bạn sẽ giúp cho con thấy rằng, thế giới và mọi người xung quanh đều ổn đối với bé.

- Bếu bạn có thể đoán trước khi nào con trở nên lo âu, hãy yêu cầu mọi người tiếp cận bé một cách chậm rãi hơn. Trẻ em cảm thấy đông đúc, quá tải và khi không gian riêng của chúng bị xâm phạm, chúng sẽ sợ hãi.

- Con bạn có thế thích một "đối tượng để chuyển tải tình yêu" khác, một món đồ chơi có lông hoặc một tấm thảm có thể âu yếm để giúp chúng cảm thấy an toàn.

- Đừng bỏ qua việc con khóc để xin sự giúp đỡ. Với chúng, trải nghiệm về sự sợ hãi là có thực và chúng muốn được gần gũi.

- Nếu bạn có việc phải rời con hãy nói với chúng bạn đi đâu và khi bào bạn trở lại. Mặc dù chúng không hiểu lời của bạn nhưng chúng sẽ cảm nhận được âm thanh giọng nói của bạn.

- Tránh việc ở xa con quá lâu. Điều này có thể khó. Nhưng sẽ giúp những tháng này trong cuộc đời trẻ gặp ít tổn thương nhất có thể.

- Đảm bảo rằng bạn hài lòng với việc trông nom và chăm sóc trẻ nếu chúng không ở cùng bạn. Bạn cần cảm thấy vui vẻ 100% vì chúng được coi sóc tốt trong thời gian bạn đi vắng.

- Nếu con bạn vừa mới bắt đầu đến chỗ trông trẻ thì hãy cho bé nhiều thời gian để làm quen với người trông trẻ mới. Dần làm quen với người trông sẽ giúp giảm cảm giác của nỗi sợ chia ly.

- Nên tạo dựng cuộc sống gia đình trong yên bình và tĩnh lặng. Cho trẻ thấy quá nhiều thứ mới như là chuyển nhà, thay đổi nơi trông trẻ và người giữ trẻ có thể sẽ kích động cảm giác không an toàn cho trẻ.

- Đừng rời con mà không nói tạm biệt. Điều này rất quan trọng trong việc xây dựng sự bảo vệ và kết nối. Về đúng thời gian đã hứa, tránh trì hoãn việc gặp lại con. Mặc dù con bạn có thể không hiểu chính xác việc trở về của bạn, nhưng quan trọng là bạn tôn trọng cảm giác và quyền được an toàn của con.

- Chia sẻ việc chăm sóc trẻ với bạn đời (chồng hoặc bạn trai). Các bé mà đã trải qua nỗi sợ chia ly có thể chỉ biết về những người đã chăm sóc cho chúng mà thôi. Đặc biệt là người cha, có thể nhìn thấy các bà mẹ với vai trò "chuyên gia bố mẹ", trì hoãn việc thực hiện tất cả các quyết định và tự một mình chăm sóc trẻ, nhất là nếu bé thể hiện thái độ chống đối khi cha lại gần. Sẽ rất tốt nếu người cha duy trì tham gia chăm sóc trẻ và đừng để cho trẻ ra lệnh việc ai sẽ chăm chúng.

- Thử chơi trò trốn tìm với con. Hoạt động này sẽ giúp trẻ củng cố khái niệm về sự vĩnh cửu, rằng, không nhìn thấy một thứ gì đó, không có nghĩa là nó đã biến mất. Trò chơi này sẽ giúp con tự tin hơn khi phải xa bạn trong một thời gian ngắn.

Khi bạn cần phải rời con, ví dụ đi sang phòng khác, có thể thử cách gọi con, hát cho chúng nghe và cam đoan với chúng bằng giọng nói rằng bạn không đi xa. Mặc dù điều này không thể giúp con nín khóc hoàn toàn, thì cũng giúp con tự tin hơn, giảm việc chúng cảm thấy khó chịu.



Xem thêm cách chăm sóc trẻ sơ sinh
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com



Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 07:09 AM


Diễn đàn được xây dựng bởi: SangNhuong.com
© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.